U vú: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa chi tiết nhất

U vú ngày càng trở nên phổ biến với nữ giới. Căn bệnh này vừa gây nên sự lo lắng, buồn phiền cho người bệnh vừa đe dọa đến tính mạng. Để có cách phòng tránh bệnh, phát hiện bệnh sớm thì bạn hãy tham khảo các dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa được chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

U vú là gì?

U vú xảy ra khi các tế bào ác tính hình thành từ ở trong mô tuyến vú. Các tế bào này hoàn toàn có thể phát triển ra toàn bộ phần vú và di căn đến các bộ phận khác nhanh chóng. 

U vú ngày càng trở nên phổ biến với phái nữ 
U vú ngày càng trở nên phổ biến với phái nữ

Theo số liệu Trung tâm ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan năm 2022, tỷ lệ mắc bệnh u vú ở nữ giới chiếm đến 24.5%. Trong đó, ung thư ống tuyến vú là loại bệnh phổ biến nhất. 

Các dấu hiệu phổ biến của u vú 

Dưới đây là các dấu hiệu thường thấy của u vú mà bạn không nên bỏ qua:

  • Núm vú bị tiết dịch thường xuyên.
  • Có nhiều khối u ở phần vú, dưới nách. 
  • Vú bị đau nhức, sưng tấy khó chịu.
  • Núm vú bị tụt bất ngờ. 
  • Vùng da vú xuất hiện tình trạng đỏ, quầng. 

Nguyên nhân gây nên u vú

Thực tế, có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh u vú, cụ thể chi tiết như sau:

Tìm hiểu nguyên nhân của u vú 
Tìm hiểu nguyên nhân của u vú
  • Phụ nữ ngày càng lớn tuổi.
  • Bản thân đã từng bị u vú lành tính hoặc mắc phải các căn bệnh ác tính.
  • Không có lối sống sinh hoạt khoa học, uống nhiều bia rượu. 
  • Phụ nữ quá cân, béo phì.
  • Mang một số đột biến gen như BRCA1/ BRCA2. 
  • Người từng sử dụng các liệu pháp nội tiết tố thay thế.
  • Gia đình có người thân đã từng mắc bệnh u vú. 
  • Đã từng can thiệp xạ trị, hóa trị vùng ngực. 

Các giai đoạn của bệnh u vú

Nắm rõ các giai đoạn phát triển của u vú sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của căn bệnh này. 

Các giai đoạn phát triển của u vú 
Các giai đoạn phát triển của u vú

Giai đoạn 0

Các tế bào u vú đã bắt đầu xuất hiện nhưng chưa lan rộng. Bản chất của giai đoạn này chưa gọi là ung thư nhưng sẽ rất có thể thành ung thư trong tương lai. 

Giai đoạn I, II, III

Lúc này, tế bào ung thư đã được xác định. Nếu phát hiện muộn thì khối u sẽ lớn và khả năng lan rộng các tế bào sẽ càng cao. 

Giai đoạn IV

Tế bào ung thư đã bắt đầu lan sang các cơ quan bên trong cơ thể con người như xương, não, gan, thận, hạch,… 

Cách phòng ngừa ung thư vú

Để có thể phòng ngừa căn bệnh quái ác này, bạn có thể tuân thủ thực hiện một số cách được Dr. Tiến chia sẻ dưới đây. 

Tăng cường ăn uống khoa học, vận động hợp lý để ngăn ngừa bệnh u vú
Tăng cường ăn uống khoa học, vận động hợp lý để ngăn ngừa bệnh u vú

Bổ sung dinh dưỡng khoa học 

Trên thực tế, không có bất kỳ loại thực phẩm nào có khả năng ngăn chặn u vú. Tuy nhiên, bổ sung dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh u vú. 

Tốt nhất, chị em phụ nữ nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế việc dung nạp quá nhiều chất béo bão hòa vào bên trong cơ thể mỗi ngày, kết hợp sử dụng thêm các loại thực phẩm có hàm lượng axit béo/ omega 3 cũng như sử dụng ít sản phẩm đóng hộp/ thức ăn nhanh. Song song với đó, mọi người cũng nên giữ cân nặng cơ thể ở trong mức độ phù hợp nhất. 

Vận động cơ thể mỗi ngày 

Những chị em phụ nữ có thói quen tập thể dục thường xuyên có nguy cơ mắc u vú thấp hơn so với phụ nữ không tập thể dục. Bên cạnh đó, vận động cơ thể còn giúp tăng quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể giúp tinh thần và thể lực của chúng ta trở nên tốt hơn. 

Bạn có thể lựa chọn nhiều bộ môn vận động cơ thể khác nhau như gym, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội,… Phụ thuộc vào sở thích, kinh tế của mỗi người mà sẽ chọn được bộ môn thích hợp nhất. 

Tự khám vú tại nhà 

Việc tự khám vú ở nhà sẽ giúp cho bạn phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở phần vú. Việc kiểm tra vú tại nhà nên được thực hiện vào ngày thứ 7-10 chu kỳ kinh nguyệt/ tháng. Bởi vì, thời điểm này phần vú sẽ rất mềm giúp bạn dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bất thường. Nếu bạn cảm thấy phần vú của bản thân có các khối u, hạch thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể nhất. 

Tầm soát

Thông thường, sử dụng tầm soát chính là việc giúp chẩn đoán u vú phổ biến nhất. Hầu hết, các khối u ở phần vú đều lành tính, và có khoảng 10-20% là khối u ác tính. Với đối tượng phụ nữ từ 40-49 tuổi nên can thiệp việc chụp nhũ ảnh định kỳ mỗi năm để nhận biết bệnh chính xác.

Hy vọng với các thông tin được chia sẻ chi tiết trong bài viết này, các bạn đã nắm rõ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa u vú. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ sớm với Dr. Tiến để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. 

Bài viết liên quan
Call now: 093.151.2323