U vú có di truyền hay không, cách phòng ngừa thế nào?

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, u vú đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em mà còn đe dọa tính mạng khi mắc phải. Vậy u vú có di truyền hay không, cách phòng ngừa thế nào? Bài viết dưới đây Dr. Tiến sẽ giải đáp chi tiết tất tần tật nỗi lo lắng này của mọi người. 

Hiểu rõ hơn về căn bệnh u vú

U vú là căn bệnh có xu hướng gia tăng mạnh ở phụ nữ. Mặc dù, nam giới cũng hoàn toàn có thể mắc căn bệnh này nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn. Để biết u vú có di truyền hay không thì bạn nên tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này. 

Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh u vú cao hơn so với nam giới 
Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh u vú cao hơn so với nam giới

Với người bình thường, tế bào tuyến vú sẽ hoạt động theo cơ chế tự sinh ra và mất đi. Tuy nhiên, với các tế bào ung thư thì lại khác khi có sự tăng nhanh về số lượng, khiến cho hệ miễn dịch không thể kiểm soát được, lâu dài gây nên các khối u ác tính tại bộ phận vú. Lâu dài, các khối u này có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh. 

U vú có di truyền hay không?

U vú có di truyền hay không? Thực tế, u vú là căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao với phái nữ và khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng. Theo các nhà khoa học, người bị u vú thường có mối liên quan mật thiết đến các gen đột biến được di truyền theo nhiều thế hệ. Có nghĩa, gia đình có người bị u vú thì khả năng bạn bị bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường.

U vú có di truyền hay không đang nhận được sự quan tâm của nhiều người 
U vú có di truyền hay không đang nhận được sự quan tâm của nhiều người

Theo số liệu, có khoảng 10% người bị u vú do yếu tố di truyền và xuất hiện gen bẩm sinh (thông thường là gen BRCA1 và BRCA2) từ khi sinh ra. Vì vậy, phái nam cũng có thể bị u vú nếu mang ghen BRCA. Ngoài 2 loại gen nói trên thì các gen như ATM, CHEK2, PALB2,… cũng liên quan đến u vú. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ u vú 

Như đã chia sẻ ở trên, u vú là nguyên nhân do sự đột biến gen BRCA. Ngoài yếu tố di truyền thì còn có nhiều nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ u vú, cụ thể như sau:

Người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc u vú cao hơn 
Người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc u vú cao hơn
  • Tuổi tác: U vú có nguy cơ tăng dần theo tuổi tác. Với người lớn tuổi, hiện tượng đột biến gen cũng sẽ tăng cao hơn so với người trẻ tuổi. Điều này khiến các tế bào tại tuyến vú phát triển bất thường, lâu dài tạo nên các tế bào ung thư.
  • Hệ miễn dịch yếu: Cơ thể có hệ miễn dịch mạnh sẽ giúp phòng tránh bệnh u vú tốt hơn. Ngược lại, những người có hệ miễn dịch yếu sẽ tạo điều kiện cho các tế bào ung thư vượt qua sự kiểm soát cơ thể dễ dàng, từ đó gây bệnh u vú. 
  • Môi trường sinh hoạt: Sự ảnh hưởng của khói bụi, hóa chất,… cũng là nguyên nhân tạo nên bệnh u vú. Các yếu tố này sẽ làm thay đổi các đoạn AND của gen, tạo nên tình trạng đột biến.
  • Lối sống sinh hoạt không lành mạnh: Người có thói quen lười tập thể dục thể thao, ngủ khuya, sinh hoạt không đúng giờ giấc, sử dụng nhiều bia rượu,.. sẽ có hàm lượng Estrogen tăng cao, kích thích tế bào tuyến vú hoạt động mạnh mẽ và tạo ra các khối u. 

Nhận biết bệnh u vú sớm như thế nào? 

Việc phát triển khối u tại vú không phải là ngày một ngày hai mà cần một thời gian dài. Trong giai đoạn này, các dấu hiệu của u vú còn mơ hồ và rất khó nhận biết. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để sớm phát hiện bệnh lý này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh u vú 
Dấu hiệu nhận biết bệnh u vú
  • Một bên vú thường có biểu hiện đau ngắt quãng, kéo dài. Tình trạng này xuất hiện ngay cả trong thời kỳ không xảy ra chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Vùng da ở phần vú nổi mẩn đỏ, sần sùi.
  • Đầu vú có dấu hiệu tiết dịch bất thường.
  • Núm vú bị tụt vào bên trong. 
  • Đầu vú bị sưng to, đau nhức, hai bên phần vú có kích thước quá chênh lệch.
  • Xuất hiện các khối u di động ở phần vú, xung quanh vú, nách. 

Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra giải pháp điều trị thích hợp khi cơ thể mắc phải các dấu hiệu bên kể trên. 

Các cách phòng ngừa bệnh u vú 

Bạn có thể áp dụng các cách dưới đây để phòng ngừa bệnh u vú. 

  • Sử dụng các thực phẩm đẩy lùi bệnh u vú như ăn nhiều rau xanh, củ quả và hạn chế các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ,…
  • Kiểm soát cân nặng bản thân thông qua các bài tập thể dục thể thao.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, bia rượu và hút thuốc lá,… 
  • Nếu trong gia đình có người bị u vú, bạn nên tầm soát và thăm khám định kỳ để dễ dàng phát hiện ra bệnh tình của bản thân. 

Chắc hẳn sau khi tham khảo các chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đây, các bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc u vú có di truyền hay không. Để phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ mắc căn bệnh này, mọi người nên xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt khoa học, ăn uống đủ chất và thăm khám định kỳ.

Bài viết liên quan
Call now: 093.151.2323