VẬT LIỆU SINH HỌC TRONG GHÉP DA, PHÂN TÁN THUỐC

vat-lieu-sinh-hoc-trong-ghep-da

Tiểu luận vật liệu sinh học trong ghép da, phân tán thuốc

Bộ môn: Ngoại & PTTH

Môn học: Bệnh học Ngoại

Đối tượng : Bài giảng cho sinh viên dài hạn năm thứ 3

Bài giảng : Lý thuyết

Địa điểm : Giảng đường.

Tên bài giảng: Vật liệu sinh học trong ghép da

BSNT: Nguyễn Đức Tiến

Giảng Viên bộ môn ngoại – PTTM

Chuyên nghành: Bỏng – Tạo hình thẩm mỹ

SĐT: 0906137586

I. Các biến chứng xung quanh vật ghép.
1. Khái niệm, nguyên nhân biến chứng.
1.1.Các khái niệm:
Ghép: ghép là một thủ thuật chuyển các tế bào, mô hoặc các cơ quan từ một
vị trí này sang một vị trí khác.
Ghép da: là một phẫu thuật thông thường nhằm tạo điều kiện cho sự lành các
vết thương bỏng sâu. Trong phòng mổ dưới sự gây mê toàn thân, phẫu thuật
viên sẽ lấy đi một miếng da mỏng hoặc dày từ vùng da không bị bỏng (vùng
cho da) ghép lên vùng bỏng sâu đã được cắt bỏ hoại tử, sạch và bằng phẳng.
Mảnh da ghép sống như thế nào: mảnh da ghép trong 2 ngày đầu sống chủ
yếu bằng hiện tượng thẩm thấu từ nền ghép. Sau đó có sự phát triển của mao
mạch từ nền ghép đến mảnh ghép. Vì vậy, nền ghép phải là cân hoặc mô hạt
dẹp, giữa nền ghép và mảnh ghép không có máu tụ, dị vật, không khí. Sau khi
ghép phải băng chặt vừa phải để tạo áp lực cho mảnh ghép tiếp xúc với nền
ghép tốt, không nên vận động vùng có mảnh ghép sau 3- 5 ngày.
Biến chứng sau phẫu thuật: là sự kiện sảy ra không như mong muốn của kết
quả phẫu thuật trên bệnh nhân.
Biến chứng da ghép: là kết quả của tổn thương ban đầu sau khi được phẫu
thuật hoặc ghép da dẫn đến thất bại ghép, trong trường hợp này lần phẫu thuật
ghép thứ 2 có thể phải được thực hiện.
Các biến chứng: nhiễm trùng vùng ghép, bong vùng ghép, mảnh da ghép bị
xơ hóa, xơ chai.
1.2.Các nguyên nhân biến chứng vùng ghép:
Từ bệnh nhân: vận động,tác động đến vùng ghép sớm làm dịch chuyển vùng
da mới ghép dẫn đến bong vùng ghép, giữ vệ sinh vùng ghép không tốt làm
nhiễm trùng vùng ghép. Cơ địa không phù hợp, tình trạng bệnh lý, vùng cần
ghép bị tổn thương quá lớn và nặng…
Từ bệnh viện: vô trùng phòng, dụng cụ phẫu thuật, bác sĩ thực hiện cẩu thả,
thiếu kinh nghiệm không lường trước được các tình huống có thể diễn ra sau
phẫu thuật, kiến thức chuyên môn kém…
Thải bỏ mô ghép: thải bỏ tối cấp, thải bỏ cấp, thải bỏ mạn tính.
– Thải bỏ tối cấp: ít xảy ra, xảy ra ngay lập tức sau khi ghép. Nguyên nhân là
do huyết thanh của túc chủ có sẵn các kháng thể đặc hiệu với các kháng
nguyên của mô ghép.
– Thải bỏ cấp: là phản ứng thải bỏ mô ghép khác gene cùng loài xuất hiện 10
ngày sau ghép. Do các tế bào của túc chủ gây ra, ví dụ như sự xâm nhiễm
dày đặc của các đại thực bào và lympho bào tại nơi phá hủy mô ghép.
– Thải bỏ mạn tính: xảy ra nhiều tháng hay nhiều năm sau khi ghép. Có sự
tham gia của cả đáp ứng miễn dịch thể dịch lẫn đáp ứng miễn dịch qua trung
gian tế bào.
– Phản ứng thải bỏ mô ghép mang thính đặc hiệu và có trí nhớ miễn dịch:
Trình tự theo thời gian của phản ứng thải bỏ mô ghép khác gene cùng loài
thay đổi tùy thuộc vào loại mô ghép. Nhìn chung các mô ghép da bị thải bỏ

Liên hệ bác sĩ DR.Tiến để được tư vấn:

Bác sĩ Dr.Tiến

Địa chỉ: B3-06 Hoàng Huy Mall, Phường Kênh Dương, Quận Lê Chân, Hải Phòng.

SĐT: 0569.113.999

Email: ndtien@hpmu.edu.vn

Xem và tải đầy đủ [ Tiểu luận] Vật liệu sinh học trong ghép da:

[ Tiểu luận] Vật liệu sinh học trong ghép da

Bài viết liên quan
Call now: 093.151.2323